15/10/09

chuyển logical partition thành primary partition

lý do: để cài đặt thêm hệ điều hành mới thì bạn cần có thêm một partition primary, và set nó active
Disclaimer: mình không chắc những gì viết ra dưới đây là hoàn toàn đúng, chỉ là dựa trên quá trình vọc máy tính, đọc nhanh trên các diễn đàn, và suy luận thôi. Viết lại để chia sẻ với các bạn khỏi phải mò mẫm, hoặc chơi trò may rủi giống mình ^ ^

- Trước hết, ổ cứng chúng ta có hai loại phân vùng: logical partition và primary partition. Primary thường dùng cài hệ điều hành, còn logical thường dùng lưu tài liệu.

- Các phân vùng logical là các phân vùng con, nằm trong một phân vùng đặc biệt là extended partition. Trong chương trình Partition magic, các phân vùng logical gần nhau được bao bọc bởi một đường chữ nhật màu xanh.


- Từ primary có thể convert sang logical, nhưng từ logical ko thể convert trực tiếp sang primary. Để tạo chuyển đổi phân vùng logical D: thành phân vùng primary - nhớ là phân vùng cần chuyển đổi phải nằm ở vị trí đầu, hoặc cuối trong một extended partition.
Dùng đĩa hiren boot, chạy chương trình partition magic, trò này ko thực hiện được trên aronis.
B1: Xóa D: để tạo một vùng trống
B2: Giảm phân vùng Extended partition, bằng cách click chuột lên viền xanh rùi chọn resize. Phần đĩa trống trong extended bằng đúng với dung lượng của đĩa D: vừa xóa.
B3: Tạo phân vùng primary mới từ phần đĩa trống vừa tạo.

Lỗi có thể gặp phải: 510 - file system is not supported.
- Nguyên nhân: có thể là do bạn có sử dụng 1 phân vùng cho linux, Partition magic 8.05 không hỗ trợ linux, hoặc là trước đó bạn đã dùng aronis disk director để phân vùng ổ đĩa. Mình "nhỡ phạm" 2 điều trên nên ko phân biệt được cái nào là nguyên nhân chính :)
- Giải pháp 1: có thèn trên mạng bảo, nó đã xóa ổ linux đi và hết bị lỗi. Mình chưa thử.
- Giải pháp 2: Dùng chương trình khác để thực hiện các bước trên. và mình chọn Gpart trong Ubuntu. Giao diện chương trình này cũng gần giống như Partition. Lúc đầu, mình đắn đo khi chọn Gpart vì trên mạng nó nói, nếu ko sợ mất dữ liệu thì xài phần mềm nguồn mở GPart, và nên sao lưu dữ liệu lại. Mọi dữ liệu quan trọng của mình trên cái phân vùng Extended hết. Mà mình lại ko có đĩa cứng gắn ngoài để sao lưu lại. Thế là liều, ngồi vái trời làm. Và hiệu quả cũng thật bất ngờ!!!!! Hehe!
Thực hiện: khởi động GPart (Partition Editor) trong Ubuntu hay boot Live từ đĩa Ubuntu. Làm tuần tự các bước trên
----
Vọc xong, rút ra thêm vài thông tin nữa.
1. Mỗi cái ổ đĩa cứng chỉ cho phép tối đa 4 phân vùng primary <- chả biết vì sao có cái quy định này.
2. Một phân vùng Extended là 1 phân vùng primary. ->Từ đây cũng suy ra tại sao nó lại có 2 loại phân vùng logical và primary mà ko phải chỉ là primary - để có thể tạo được nhiều hơn 4 phân vùng lưu trữ.
----
Thế thui :)

5 nhận xét:

  1. PS: Giải pháp 1 ở trên, dù mình chưa thử, nhưng nếu cần thử, bạn có thể làm mà ko sợ bị mất phân vùng linux. Bằng cách delete partition, %làm việc mình muốn%, sau đó recover lại deleted partition bằng Acronis Disk Director (trong hirent boot CD)

    Trả lờiXóa
  2. :) Trả lời cho em phần 1:
    Đó là giới hạn của MBR (Master Boot Sector). Đây là định dạng phổ biến của các dòng máy theo chuẩn của IBM. Tham khảo thêm ở Wiki, do cơ chế quản lý và lưu trữ nên bị giới hạn ở 4 phân vùng chính. (Tổng cộng MBR có 512 bytes để lưu giữ tất cả các thông tin), cũng như giới hạn của các hệ thống 32bit chỉ nhận tối đa 4GB RAM vậy, một phân vùng của MBR chỉ được kích thước tối đa là 2^32*512=2TB à.

    Còn các dòng máy khác thì không bị giới hạn này. Để cải tiến MBR thì có một chuẩn khác về định dạng ổ cứng được các hệ điều hành giờ xài rất nhiều và có tiềm năng đó là GUID. Tin mừng là từ Windows XP cũng đã hổ trợ rồi, tất nhiên là các dòng khác như Linux, Unix... đều đã hổ trợ :D.

    Như vậy để không bị giới hạn bởi 4 phân vùng thì em có thể chuyển đổi ổ cứng mình từ MBR sang GUID mà không gặp khó khăn gì. Chắc khi em cài Hackintosh nếu để ý phần định dạng ổ cứng của Disk Utility nó có tới 3 cách định dạng ổ cứng còn nếu xài Ubuntu Live thì em thấy ngoài định dạng PC(MBR) và GUID nó có gần chục kiểu định dạng khác nữa :D

    Trả lờiXóa
  3. Ồ, thông tin lý thú! Cảm ơn anh nhé. Thật sự e cũng chưa để ý tới cái định dạng GUID, trước giờ chỉ chơi, chọt tới cái MBR thui ;)
    Ah, anh biết e đã cài Hackintosh lun à, chắc anh cũng cài nó rùi pk?. Em định sau khi viết bài này sẽ viết về việc cài Hackintosh mà chưa có thời gian để viết.

    Trả lờiXóa
  4. cái này thử test xem sao. thank bạn

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh22/7/10 16:36

    mình down rồi nhưng gải nghĩa cũng toàn tiếng anh bạn ah! làm sao để học được hiệu quả nhất? vì mình học lại gần như từ đầu!

    Trả lờiXóa